Lợi ích sức khỏe Lê (thực vật)

Lê, quả tươi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng242 kJ (58 kcal)
15.46 g
Đường9.80 g
Chất xơ3.1 g
0 g
0.38 g
Vitamin
Thiamine (B1)
(1%)
0.012 mg
Riboflavin (B2)
(2%)
0.025 mg
Niacin (B3)
(1%)
0.157 mg
Pantothenic acid (B5)
(1%)
0.048 mg
Vitamin B6
(2%)
0.028 mg
Folate (B9)
(2%)
7 μg
Vitamin C
(5%)
4.2 mg
Chất khoáng
Canxi
(1%)
9 mg
Sắt
(1%)
0.17 mg
Magiê
(2%)
7 mg
Phốt pho
(2%)
11 mg
Kali
(3%)
119 mg
Kẽm
(1%)
0.10 mg
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.
Nguồn: CSDL Dinh dưỡng của USDA

Lê là nguồn cung cấp xơ dinh dưỡng tuyệt hảo và là nguồn cung cấp nhiều vitamin C. Theo quy định của FDA ngày 25 tháng 7 năm 2006 trong "Food Labeling; Guidelines for Voluntary Nutrition Labeling of Raw Fruits, Vegetables, and Fish" thì giá trị dinh dưỡng của quả lê tươi kích thước trung bình cân nặng 166 g (5,9 oz) là như sau:

Calo100
Calo từ chất béo:0
Tổng chất béo:0 g/0%
Chất béo bão hòa:0 g/0%
Chất béo trans:0 g/0%
Cholesterol:0 mg/0%
Natri:0 mg/0%
Kali:190 mg/5%
Tổng cacbohydrat:26 mg/9%
Xơ dinh dưỡng:6 g/24%
Đường:16 g
Protein:1 g
Vitamin A:0%
Vitamin C:10%
Calci:2%
Sắt:0%

Quả lê ít gây dị ứng hơn nhiều loại quả khác, và vì thế nước ép quả lê đôi khi được sử dụng như là loại nước quả lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh uống[13]. Tuy nhiên, nên thận trọng khi cho trẻ sơ sinh uống nước quả ép do các nghiên cứu đã gợi ý về mối liên quan giữa việc dùng nhiều nước trái cây ép với sự suy giảm hấp thụ dinh dưỡng cũng như xu hướng béo phì[14]. Lê chứa ít các salicylatbenzoat và vì thế được khuyến cáo trong khẩu phần ăn kiêng dành cho những người dễ bị dị ứng[15]. Cùng với thịt cừugạo, lê có thể là một phần trong khẩu phần ăn kiêng chặt chẽ của những người dễ bị dị ứng[16]

Lê có thể là hữu ích trong điều trị viêm nhiễm màng nhầy, viêm ruột kết, các rối loạn túi mật kinh niên, viêm khớpbệnh gút. Lê cũng có thể có lợi trong việc hạ huyết áp cao, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu và tăng tính axít của nước tiểu. Tại Hy Lạp cổ đại, lê được dùng để điều trị nôn mửa.

Phần lớn các chất xơ là không hòa tan và như thế lê có tác dụng nhuận tràng. Các sợi có sạn có thể làm giảm số lượng polip ruột kết có khả năng chuyển thành ung thư. Phần lớn vitamin C cũng như xơ dinh dưỡng nằm trong lớp vỏ quả[17].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê (thực vật) http://www.dpi.nsw.gov.au/agriculture/horticulture... http://www.sswahs.nsw.gov.au/rpa/allergy/research/... http://www.cpma.ca/Files/CPMA.HomeStorageGuide.Eng... http://www.ville-ge.ch/musinfo/bd/cjb/africa/detai... http://www.bouquetoffruits.com/fruit-facts/pear-fa... http://www.calpear.com/our-fruit/varieties-availab... http://www.calpear.com/recipes/default.aspx http://www.cirrusimage.com/tree_wild_pear.htm http://davesgarden.com/guides/articles/view/566/ http://www.freediets.com/fruits-vegetables/the-won...